Chiều ngày 12/01, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam (Hội đồng tỉnh) tổ chức họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp còn có các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; trưởng Ban kiểm soát Quỹ và lãnh đạo các phòng chuyên môn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
Từ ngày 7/12 đến 15/12/2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các trường: PTDTBT THCS Trà Dơn, PTDTBT THCS Trà Tập, THCS Trà Mai - huyện Nam Trà My tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục môi trường cho các em học sinh. Về tham dự hoạt động có đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh của các trường.
Những năm gần đây, UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, vận động người dân tham gia bảo tồn các loài động thực vật đang bị suy thoái. Việc phát triển các khu bảo tồn là một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất trong giữ gìn đa dạng sinh học, gắn với phát triển rừng bền vững.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR), huy động được các nguồn lực lớn về tài chính để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, giảm áp lực gánh nặng ngân sách đối với Nhà nước; cùng với đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi trực tiếp từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng. Qua đó, sẽ tăng cường được năng lực và phát huy hiệu quả nhiệm vụ quản lý cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp lâu dài, bền vững của tỉnh.
Ngày 16/11/2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết 10 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR để đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Quỹ gắn liền với thực hiện Chính sách trong thời gian đến.
Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 1.057.474,05 ha; diện tích đất lâm nghiệp: 768.446,25ha (trong đó 729.756,75 ha trong quy hoạch và 38.689,5 ha có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng; chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh). Diện tích đất có rừng là 680.249,71 ha, bao gồm rừng tự nhiên 463.356,77 ha, rừng trồng 216.892,94 ha (trong đó rừng trồng đã thành rừng 156.379,93 ha, rừng trồng chưa thành rừng 60.513,01 ha). Độ che phủ rừng là 58,61% (rừng trồng chưa thành rừng 60.513,01 ha không tham gia tính độ che phủ rừng). Diện tích rừng được chi trả DVMTR xác định đến thời điểm nay là 311.630,24 ha (chiếm 67% diện tích rừng tự nhiên của tỉnh). Đến nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ và UBND các xã quản lý, bảo vệ.
Sáng nay 23/11, tại xã Bình Nam (Thăng Bình), UBND tỉnh tổ chức lễ phát động trồng cây nhân kỷ niệm 63 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2022). Các đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Công Thanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự.
Sáng ngày 16/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm (2012-2022) hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đồng chí Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐQL Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì hội nghị.
Chiều ngày 15 tháng 11 năm 2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tổ chức Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức hoạt động Quỹ và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Những thung lũng quanh năm quạnh quẽ, những khu rừng chết, đồi trọc đất trống của 10 năm trước giờ đã trải một màu xanh bất tận. Sự hủy diệt, tàn phá thiên nhiên đã phải trả giá đắt từ các trận cuồng phong, lũ lụt, khiến con người kịp nhận ra rằng, sẽ chẳng có một con đường nào đi nhanh và bền bỉ nếu núi rừng trơ trụi bóng cây. Sự hồi sinh mãnh liệt của đại ngàn có sự góp sức rất lớn từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ các mô hình đổi mới, sắp xếp bộ máy quản lý rừng tinh gọn và hiệu quả
Phóng sự tập trung giới thiệu những giá trị di sản của núi rừng Tây Giang, những phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Cơ tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Phóng sự nói về những thay đổi của núi rừng huyện Nam Giang, những cánh rừng tự nhiện đã hồi sinh mạnh mẽ nhờ thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.
Ngày 21/10/2022, đoàn công tác của tỉnh Sơn La do ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La làm Trưởng đoàn, ông Trần Đức Thuận - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La làm Phó Trưởng đoàn cùng đoàn công tác lãnh đạo tỉnh Sơn La đến thăm và làm việc với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong xây dựng Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ Các-bon rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Ẩn sau màu xanh trùng điệp của những cánh rừng ở vùng trung Trường Sơn là âm thầm bao nổ lực, vượt khó của lực lượng giữ rừng nói riêng và các tổ chức bảo vệ, phát triển rừng nói chung. Vì mục tiêu đổi lấy màu xanh cho đại ngàn và hiện thực hóa giấc mơ lâm nghiệp bền vững, rực rỡ trong tương lai
Thông báo triệu tập thí sinh tham gia sát hạch tiếp nhận vào làm viên chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2022
Chiều nay 22.9, tại Nam Giang, Ban Quản lý Vườn quốc gia Sông Thanh phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Vườn quốc gia Sông Thanh có diện tích hơn 76.660ha, nằm trên lâm phận 12 xã của huyện Phước Sơn và Nam Giang. Trong đó, có hơn 58.000ha nằm trong phạm vi bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên vẹn toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng.
Chiều 23.6, Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam phối hợp huyện Tây Giang tổ chức hội nghị tuyên truyền về việc thực hiện không săn bắt, mua bán, quảng cáo, xâm hại động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Hơn 100 cán bộ chủ chốt ở huyện, xã và thôn tham dự hội nghị.
Chuyên mục tuyên truyền chính sách chi trả Dịch vụ môi trường rừng số 03 (ngày 12-6-2022)
Đã xem: 487