Hội nghị triển khai Nghị định 107/2022/NĐ-CP: Tín hiệu tích cực cho thị trường Cacbon tại Việt Nam.

Hội nghị triển khai Nghị định 107/2022/NĐ-CP: Tín hiệu tích cực cho thị trường Cacbon tại Việt Nam.

Hội nghị triển khai Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Hội nghị trực tuyến hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Hội nghị trực tuyến hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Sáng ngày 10/8/2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Quỹ Việt Nam)  đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết 7 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 5 tháng cuối năm 2022 của hệ thống Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Tại điểm cầu Trung ương do đồng chí Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số Vụ của Tổng Cục Lâm nghiệp, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh. Tại điểm cầu Quảng Nam, có Ban Giám đốc và đại diện các phòng chuyên môn thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tham dự.

Tổng kết thí điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng

Tổng kết thí điểm chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng

Anh8 12a

Hoàn thiện khung giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng và hiệu chỉnh WebGis tại Quảng Nam, Thừa Thiên Huế

Trong hai ngày 14 và 15 tháng 12 năm 2017, với sự tài trợ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ thông qua Chương trình trọng điểm về môi trường các nước tiểu vùng sông Mê Công, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo kỹ thuật nhằm chia sẻ, tham vấn ý kiến các bên để hoàn thiện khung giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng và phần mềm webgis phục vụ đi tuần tra rừng đang được thí điểm tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.

Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) hoàn tất đàm phán thoả thuận chống khai thác bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp

Sau gần sáu năm đàm phán, sáng nay, 11/5/2017, tại Brussels, Bỉ, hai Trưởng Đoàn Đàm phán của Việt Nam và EU, Tiến sĩ Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam và Bà Astrid Schomaker, Vụ trưởng, Vụ Phát triển bền vững toàn cầu, Tổng cục Môi trường của Ủy ban Châu Âu, đã ký tắt lời văn Hiệp định VPA/FLEGT, kết thúc chính thức tiến trình đàm phán Hiệp định.

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Vườn ươm cây giống - Nguồn ảnh: Tổng cục lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp bền vững trong giai đoạn tới

Ngày 16/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 886/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020, với mục tiêu tổng thể nhằm: Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Chương trình có các mục tiêu cụ thể, gồm: (1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5% đến 6,0%/năm; (2) Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%, diện tích rừng các loại đạt 14,4 triệu ha; (3) Năng suất rừng trồng bình quân đạt 20 m3/ha/năm; (4) Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,0 đến 8,5 tỷ USD; và (5) Duy trì ổn định 25 triệu việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Nội dung cơ bản của dịch vụ môi trường rừng và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trong Luật Lâm nghiệp mới

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả DVMTR đã có hiệu lực trên phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2011. Đến nay, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã khẳng định hướng đi đúng đắn, mang lại những hiệu quả nhất định, từng bước đi vào cuộc sống, tạo lập nên một nguồn lực tài chính mới, ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây