Sáng ngày 01/8/2024, Chi bộ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tổ chức triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dự buổi sinh hoạt có đồng chí Huỳnh Đức – Bí thư chi bộ cùng toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang tại thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cho thuê đất với tổng diện tích là 941.671,04 m2
Chiều ngày 08/7/2024, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF) tổ chức đoàn công tác đến làm việc tại tỉnh Quảng Nam để nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2023, 2024; tình hình triển khai trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Với hiệu quả thiết thực, mô hình “Vận động nhân dân thực hiện khai hoang, khôi phục, mở rộng diện tích canh tác lúa nước, không lấn chiếm đất rừng để sản xuất lúa rẫy” của cán bộ, đảng viên BQL rừng phòng hộ Bắc Trà My được công nhận là mô hình dân vận khéo tiêu biểu cấp huyện năm 2023 và được UBND huyện Bắc Trà My tuyên dương, tặng giấy khen.
Được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”, sao la được xem là biểu tượng đa dạng sinh học của Việt Nam và Lào. Đến nay, chưa nhà sinh vật học nào từng nhìn thấy loài thú này sống ngoài tự nhiên. Vài hình ảnh hiếm hoi của sao la lọt vào hệ thống bẫy ảnh tại các cánh rừng miền Trung là dữ liệu mang tính lịch sử, đánh dấu sự tồn tại loài vật này qua vài mốc thời gian. Chính sự quý hiếm và có phần bí ẩn như vậy, sao la được nhận định là loài thú lớn đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
Chiều 23/9, tại Hội trường Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam, Khối thi đua số 4 đã tổng kết, bế mạc Hội thi tuyên truyền viên giỏi năm 2023. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã chọn ra 5 tuyên truyền viên tiêu biểu đại diện cho khối thi đua số 4 tham dự hội thi ở cấp Đảng bộ khối.
Sáng ngày 21/6, tại phim trường Đài Phát thanh - truyền hình Quảng Nam, Ban tổ chức Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ 17 (năm 2022 - 2023) và các giải chuyên đề tổ chức lễ tổng kết, trao thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
Trong tháng 5-6/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cộng đồng dân cư thôn trong việc quản lý, bảo vệ rừng gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR).
Hơn 310.425ha diện tích sẽ được chi trả dịch vụ môi trường rừng đợt 1 năm 2023
Sáng ngày 07/4/2023, Công đoàn cơ sở Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Huỳnh Thị Kiều Ly, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh; đồng chí Huỳnh Đức, Bí thư Chi bộ - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam và toàn thể đoàn viên công đoàn Quỹ.
Từ ngày 22 -27/3, Đoàn công tác Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam do ông Huỳnh Đức – Giám đốc Quỹ làm trưởng đoàn cùng các cán bộ các phòng chuyên môn của Quỹ đã tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm tổ chức và hoạt động Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2012-2022 và tham gia Hội thao Cụm thi đua các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng khu vực Tây Nguyên mở rộng lần thứ V năm 2023 diễn ra tại thành phố Buôn Ma thuộc, tỉnh Đắk Lắk.
Chiều ngày 12/01, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam (Hội đồng tỉnh) tổ chức họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023. Đồng chí Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp còn có các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; trưởng Ban kiểm soát Quỹ và lãnh đạo các phòng chuyên môn Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
Từ ngày 7/12 đến 15/12/2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các trường: PTDTBT THCS Trà Dơn, PTDTBT THCS Trà Tập, THCS Trà Mai - huyện Nam Trà My tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục môi trường cho các em học sinh. Về tham dự hoạt động có đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh của các trường.
Những năm gần đây, UBND tỉnh đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, vận động người dân tham gia bảo tồn các loài động thực vật đang bị suy thoái. Việc phát triển các khu bảo tồn là một trong những cách tốt nhất và hiệu quả nhất trong giữ gìn đa dạng sinh học, gắn với phát triển rừng bền vững.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường (DVMTR), huy động được các nguồn lực lớn về tài chính để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, giảm áp lực gánh nặng ngân sách đối với Nhà nước; cùng với đó góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi trực tiếp từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng. Qua đó, sẽ tăng cường được năng lực và phát huy hiệu quả nhiệm vụ quản lý cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp lâu dài, bền vững của tỉnh.
Ngày 16/11/2022, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Sơ kết 10 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR để đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Quỹ gắn liền với thực hiện Chính sách trong thời gian đến.
Quảng Nam có diện tích tự nhiên là 1.057.474,05 ha; diện tích đất lâm nghiệp: 768.446,25ha (trong đó 729.756,75 ha trong quy hoạch và 38.689,5 ha có rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng; chiếm 69% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh). Diện tích đất có rừng là 680.249,71 ha, bao gồm rừng tự nhiên 463.356,77 ha, rừng trồng 216.892,94 ha (trong đó rừng trồng đã thành rừng 156.379,93 ha, rừng trồng chưa thành rừng 60.513,01 ha). Độ che phủ rừng là 58,61% (rừng trồng chưa thành rừng 60.513,01 ha không tham gia tính độ che phủ rừng). Diện tích rừng được chi trả DVMTR xác định đến thời điểm nay là 311.630,24 ha (chiếm 67% diện tích rừng tự nhiên của tỉnh). Đến nay, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên được chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, BQL rừng phòng hộ và UBND các xã quản lý, bảo vệ.