Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, các khu
bảo tồn thiên nhiên bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua khiến không ít chuyên gia lo ngại các loài động vật đặc hữu của Việt Nam sẽ biến mất, trong đó có rất nhiều loài linh trưởng. Nhất là thời gian gần đây, câu chuyện về Sơn Trà, Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận như một tiếng chuông báo động về công tác
bảo tồn thiên nhiên.
Nâng cao năng lực quản lý khu bảo tồn
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu
bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với mục tiêu nâng cao năng lực quản lý hệ thống khu
bảo tồn từ cấp trung ương đến cơ sở để đảm bảo bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Đề án sẽ xây dựng các chính sách phát triển nguồn lực quản lý khu bảo tồn. Trong đó, rà soát, xây dựng và ban hành các quy định về đào tạo, nâng cao năng lực, mô tả vị trí việc làm của công chức, viên chức làm công tác bảo tồn. Cùng với đó là các chính sách khuyến khích công chức, viên chức công tác trong các khu
bảo tồn và cơ quan quản lý khu bảo tồn.
Bên cạnh đó, tổ chức hướng dẫn, triển khai và giám sát thực hiện các chính sách trên nhằm củng cố cơ cấu tổ chức và quản lý khu bảo tồn; rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành chính sách đầu tư tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống khu
bảo tồn phù hợp với Luật Chuyên ngành, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công.
Rà soát kết quả và bài học kinh nghiệm đào tạo trong giai đoạn 2017 - 2018 và hoàn thiện một khung chương trình đào tạo chuyên ngành theo chuẩn năng lực ASEAN về các chủ đề theo mô tả vị trí, chức năng làm việc ở các khu bảo tồn; sử dụng tài liệu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt từ năm 2013 về các chuyên đề để tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo tồn.
Nhiệm vụ khác của đề án là ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ công tác quản lý khu bảo tồn, theo đó, xây dựng, ban hành và thực hiện Quy trình báo cáo trực tuyến nhằm hỗ trợ quản lý hệ thống khu
bảo tồn Việt Nam trước năm 2018; đến năm 2020 có 50%, đến năm 2025 có 70%, tầm nhìn đến năm 2030 có 100% khu
bảo tồn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin giới thiệu khu
bảo tồn trên trang web.
Đào tạo và áp dụng công cụ Quản lý dữ liệu và Báo cáo tuần tra (SMART) cho toàn hệ thống các khu
bảo tồn nhằm cải thiện công tác quản lý cơ sở dữ liệu tuần tra và giám sát đa dạng sinh học của khu bảo tồn; xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên và đánh giá hiệu quả quản lý của 30% (đến năm 2020) và 50% (đến năm 2025) các khu
bảo tồn ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp SMART.
Hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng
Đây là nội dung trong Kế hoạch hành động
khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 vừa được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thủ tướng yêu cầu phải đảm bảo tất cả các loài linh trưởng ở Việt Nam phân bố bên trong và bên ngoài các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên được
bảo tồn và phát triển bền vững thông qua bảo vệ hiệu quả các quần thể và môi trường sống của chúng dưới sự quản lý của nhà nước và sự tham gia, ủng hộ của toàn thể xã hội.
Theo đó, sẽ tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật; ngăn chặn hoạt động săn bắn, bẫy bắt và buôn bán trái pháp luật đến năm 2025 giảm 70% nạn săn bắn các loài linh trưởng; xây dựng ít nhất 3 trung tâm cứu hộ đạt tiêu chuẩn để thực hiện việc cứu hộ, tái thả các cá thể linh trưởng theo các quy trình.
Một trong các nhiệm vụ của đề án là nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng. Cụ thể, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hỗ trợ hoạt động kiểm soát và thu giữ các loại súng săn trong các khu dân cư gần với môi trường sống của các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Bên cạnh đó, xây dựng và hỗ trợ thực hiện chương trình tháo gỡ bẫy và ngăn chặn săn, bắn tại các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên có phân bố các linh trưởng nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; áp dụng SMART cho các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên có các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Các vườn quốc gia và khu
bảo tồn có phân bố các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phân bổ ngân sách hàng năm để ưu tiên nghiên cứu, bảo vệ và giám sát các quần thể linh trưởng tại chỗ; có các hoạt động bảo vệ và ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái rừng tại những khu vực là môi trường sống của các loài linh trưởng; tiến hành các hoạt động bảo vệ, phục hồi rừng và trồng rừng nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng môi trường sống cho các loài linh trưởng được ưu tiên
bảo tồn tại chỗ.
Cùng với đó, ưu tiên các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc gây chia cắt môi trường sống của các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ khi lập kế hoạch và dự án phát triển của các vườn quốc gia và khu bảo tồn.