Công bố quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ&phát triển rừng tỉnh Quảng Nam

Thứ sáu - 28/04/2017 13:20
Sáng nay 28/2, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức cuộc họp để công bố và bàn giao hồ sơ, tài liệu về Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc,
QH CN va DC QH Rung
QH CN va DC QH Rung

 gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 05/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam);Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam) đến các Sở, ngành, địa phương có liên quan để phối hợp, triển khai thực hiện.

 



Đồng chí Lê Muộn - PGĐ Sở thường trực- Phát biểu tại cuộc họp
(Ảnh: Thúy Hằng)
Mục tiêu đến năm 2020, Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam như sau:

- Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có; nâng cao chất lượng 400.821 ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khu vực phía Tây và 3.638 ha rừng phòng hộ ven biển nhằm phát huy vai trò, chức năng của rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như: sạt lở bờ sông, bờ biển, chắn gió, chắn cát, tạo cảnh quan  các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái.

- Phát triển kinh tế nghề rừng một cách toàn diện, góp phần giảm nghèo, ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là khu vực miền núi. Sử dụng tài nguyên rừng hài hòa giữa yếu tố kinh tế và môi trường sinh thái bền vững.

- Phấn đấu đến năm 2020, nâng độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt trên 54%.
 

Theo Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu tổng quát là:

Phát triển ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi tập trung nói riêng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nông dân. Đồng thời xây dựng các chuỗi sản phẩm từ trang trại đến tiêu thụ nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường./.

Tác giả: Thái Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

1
Liên kết
documentContent?dDocName=PORTAL072379
 
documentContent?dDocName=PORTAL311564
 
documentContent?dDocName=PORTAL323714

documentContent?dDocName=PORTAL338241
documentContent?dDocName=PORTAL072401






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay913
  • Tháng hiện tại26,329
  • Tổng lượt truy cập2,882,718
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây