Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Quảng Nam đã liên tục tăng. Chính sách này còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Quảng Nam đã liên tục tăng. Chính sách này còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Trước đây, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực bằng nhiều cách, tác động từ nhiều phía để người dân nhận thức rõ về lợi ích của rừng. Tuy nhiên, nhiều người dân không mặn mà với rừng, nhất là trong việc trồng và bảo vệ rừng, ngược lại trình trạng chặt phá rừng thường xuyên xảy ra. Kể từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tình trạng đó đã được khắc phục và có sự thay đổi rõ rệt . Sự thay đổi lớn nhất là ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân được nâng cao.Tình hình phá rừng, săn bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng chi trả DVMTR đã giảm đáng kể. Đồng thời việc giao khoán rừng đến các nhóm hộ nhận khoán đã làm hạn chế tình trạng chặt phá rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn để làm nương rẫy. Những thay đổi trên đã góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng được giữ ổn định. Nguồn thu từ tiền thực hiện chính sách chi trả tiền DVMTR tạo nguồn thu ổn định và liên tục qua từng năm góp phần nâng cao đời sống, giảm áp lực vào rừng, một phần thực hiện được mục tiêu: người có rừng sống được bằng nghề rừng. Tạo sự gắn kết giữa Quỹ bảo vệ và phát triển rừng với UBND các xã và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.